Nhanh tay nắm lấy những nguyên tắc vàng khi lái xe địa hình đường núi

Bạn là người ưa thích mạo hiểm? Bạn là mẫu người ưa sự khám phá? Nhưng bạn lại chưa nắm rõ được những kỹ năng lái xe an toàn trên những địa hình đường hình đèo núi có độ dốc lớn và liên tục đổ cua. Đổi lại bạn lại có những trải nghiệm thú vị và cảm giác bay bổng trên những cung đường phiêu lưu ấy. Còn chần chừ gì nữa, hãy cùng tuvantoyota .com tìm hiểu ngay những nguyên tắc vàng khi lái xe địa hình đường núi ngay dưới đây thôi nào!

Nhanh tay nắm lấy những nguyên tắc vàng khi lái xe địa hình đường núi

Bỏ túi 6 kinh nghiệm lái xe an toàn cho tài xế

Cập nhật bảng giá xe thương hiệu Toyota tháng 12 năm 2017

  1. Kiểm tra xe thật kĩ trước mỗi chuyến đi của mình

Nếu bạn đang có dự định cho một chuyến đi công tác xa vào ngày mai, thì hôm nay hãy kiểm tra tổng quát các bộ phận của xế hộp. Kiểm tra bề mặt áp suất lốp và hãy mang ít nhấp một lốp dự phòng đi cùng. Kiểm tra hệ thống dẫn động và dầu phanh một cách cẩn thận nhất có thể. Bởi theo thời gian những bộ phận này có lẫn các tạp chất gây ô nhiêm và mất độ ẩm làm giảm độ sôi khi sử dụng.  Tất cả những việc làm này sẽ khiến cho tài xế an tâm hơn và làm chủ được những tình huống không biết trước trên chặng đường mình đi.

Kinh nghiệm lái xe an toàn
  1. Nhường đường cho các phương tiện cơ giới khác

Thông thường, các đường núi, đèo núi có độ dốc lớn sẽ hạn chế sức mạnh động cơ của xe, điều này hạn chế sức vượt và sự trở lại làn của xe lâu hơn ở những địa hình bằng phẳng ở đồng bằng. Khi bạn đang lên dốc, nhận thấy có xe cơ giới khác có dấu hiệu vượt trước, bạn nên nhường đường cho xe đó trong một khoảng cách an toàn nhất có thể.

  1. Vô lăng được vần đúng cách

Các tay lái thường có thói quen xoa vô lăng bằng một tay thuận của mình, mà không biết điều này cực kỳ nguy hiểm khi tham gia lưu thông trên địa hình miền núi có nhiều gấp khúc. Địa hình này đòi hỏi sức giữ vô lăng lớn hơn so với địa hình bằng phẳng, đòi hỏi phải làm liên tục với vô lăng. Chính vì vậy, cần phải biết cách vần đúng cách vô lăng để xe chạy ổn định, luôn nằm trên phần đường quy định và không bị tròng trành khi di chuyển.

  1. Khi xuống dốc

Để đảm bảo an toàn cho hành trình của mình khi đi đường đèo núi, các tài xế phải đảm bảo không xuống dốc quá nhanh. Lên dốc số nào thì xuống dốc bằng số đó không được sử dụng phanh hãm liên tục khi đổ đèo. Khi xe ô tô bắt đầu trôi xuống dốc, bộ phận động cơ của xe sẽ kêu to hơn và trôi nhanh dần đều hơn. Bạn hãy nhấp giữ phanh khoảng 3 giây rồi để về lại tốc độ hợp lý rồi lại thả ra cho xe tự trôi tự nhiên, cứ tiếp tục lặp lại hành động này cho đến khi đổ hết đèo nhé.

Để đảm bảo an toàn cho hành trình của mình
  1. Cẩn thận với những đoạn đường trơn trượt

Sau những cơn mưa hay nước trên núi chảy xuống, sẽ dẫn đến đường ướt, sương mù cao dẫn đến tài xế mất lái và làm xe bị văng ra khỏi đường đua. Nếu tài xế chủ quan, khi thấy đường ướt nhưng không có sương mù hay vẫn có tầm nhìn tốt thì rất dễ dẫn đến những tai nạn thương tâm xảy ra trên những đoạn đường trơn trượt có khúc cua.

  1. Nghỉ giữa chặng đường

Theo kinh nghiệm của nhiều tài xế cho biết, khi lái xe trên địa hình đèo núi rất căng thẳng và mệt mỏi vì nó đòi hỏi sự tập trung cao độ của người cầm lái. Bởi vậy, nên thường xuyên dành thời gian nghỉ ngơi giữa đường để ngắm cảnh, thư giãn lấy lại sự tỉnh táo cho chặng đường phía trước của mình.

  1. Chú ý vào những biển báo nguy hiểm trên đường đi

Hãy lưu ý những tấm biển có nội dung như  nơi có súc vật chạy qua đường, đá rơi, có độ dốc lớn hay cua chữ chi liên tục. Người lái xe có kinh nghiệm phải biết xử lý linh hoạt ở mỗi tình huống cụ thể để không bị mất đà, tuột dốc nhằm tạo cho xe có sức kéo tốt.

  1. Không được ôm vạch chỉ đường trên đường đèo núi

Rất nhiều trường hợp có xu hướng bám vạch chỉ đường để chạy mà không nắm chắc cách xử  kịp thời khi có tình huống bất ngờ sẽ dẫn đến những tai nạn xấu mà không đoán trước được. Các đường đèo núi thường hẹp hơn những đường quốc lộ ở đồng bằng, bởi vậy các tay lái phải bỏ túi những kỹ thuật lái xe ở những đoạn đường có vạch chỉ đường này.

Không được ôm vạch chỉ đường trên đường đèo núi
  1. Không đi vào những địa hình đèo dốc không rải nhựa

Những địa hình đèo dốc không rải nhựa là những địa hình không lý tưởng để di chuyển trong quá trình lưu thông. Bởi vậy hãy luôn báo cho người khác biết nơi bạn sắp đến để có thể giúp đỡ bạn nếu có tình huống không hay xảy ra,đi chậm và cua rộng hơn đường rải nhữa khi đường rải nhựa có độ bám kém và cần theo dõi chi tiết tình hình thời tiết ở nơi bạn muốn đến.

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm lái xe đường đèo núi mà chúng tôi giới thiệu cho các bạn. Mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ đến email [email protected] hoặc số điện thoại 0912.123.907 0918.56.7979 để được tư vấn trực tiếp. Tuvantoyota.com chúc bạn thượng lộ bình an!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *