Sau khi sắm cho mình một chiếc xế hộp đắt tiền, người lái phải trang bị cho mình vững kỹ thuật lái xe và những kiến thức cơ bản liên quan về việc sử dụng và bảo dưỡng xế cưng của mình. Đặc biệt, ngoài việc nắm vững kỹ thuật lái xe,người lái xe còn phải hiểu rõ những ký hiệu hiện trên táp lô nhằm đảm bảo chiếc xe hoạt động tốt. Hôm nay, tuvantoyota.com sẽ cùng với các bạn tham khảo một số đèn báo lỗi phổ biến trên xe ô tô và cách xử lý khi gặp tình huống này ngay dưới đây nhé!
Một số đèn báo lỗi phổ biến trên xe ô tô và cách xử lý
Khi thay dầu ô tô cần phải lưu ý những điều gì?
Lưu ý khi kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh xe ô tô
Cảnh báo nhiệt độ động cơ
Nếu bạn nhận ra, hệ thống động cơ xe ô tô của bạn quá nóng so với mức an toàn, các chi tiết giãn nở quá mức khiến cho chúng bị gãy vỡ hoặc bị kẹt như cào xước piston hay biến dạng xy lanh, thổi gioăng quy lát và mòn xu páp. Hãy ngay lập tức mang xe ô tô vào lề đường, tiến hành tắt máy và kiểm tra hệ thống làm mát của xe ô tô.
Nếu thấy hiện tượng nước rỉ ra ngoài từ khe hở ở nước và ống bị nóng lên, hãy chú ý mức nước trong bình nước phụ. Không nên mở nắp két nước hoặc bình nước phụ khi động cơ của xe ô tô còn nóng, bởi rất có thể nước trào ra bên ngoài dẫn đến bị bỏng. Nếu bạn có nước làm mát thì hãy châm đầy bình tuyệt đối không sử dụng nước tự nhiên nhé!
Cảnh báo lỗi động cơ xe ô tô
Nếu gặp vấn đề về hệ thống động cơ thì xế hộp sẽ báo một cảm biến nào đó trong hệ thống động cơ phát hiện ra những dấu hiệu sai lệch so với tiêu chuẩn vốn có.Hệ thống đèn này sáng không hẳn nó ảnh hưởng đến hệ thống vận hành ngay lập tức, thế nhưng hệ thống cảnh báo tài xế nên đưa xe ô tô đi kiểm tra càng sớm càng tốt nhé.
Hệ thống đèn pha thích ứng
Hầu như trên mọi chiếc xe ô tô đều trang bị thêm một nút cứng nhằm tắt/bật chức năng hệ thống đèn pha thích ứng và tự động điều chỉnh góc chiếu sáng theo góc lái. Khi bạn lái xe vào vòng cua thì hệ thống đèn pha không chiếu thẳng ra ngoài cua mà ôm tròn theo cua. Nếu đèn pha thích ứng Off sáng do tài xế chủ động tắt thì không được xem là lỗi. Có thể do cảm biến góc lái hoặc ắc quy yếu nên tài xế không tắt mà đèn sáng tức công nghệ này tạm thời không hoạt động, hệ thống đèn pha về loại thông thường.
Cảnh báo hệ thống phanh
Nếu thấy chữ Brake hiện lên tức nó đang biểu hiện trên cả thống phanh có vấn đề chứ không phải đơn thuần bạn chưa hạ hết phanh tay hay hệ thống chống bó cứng phanh bị gặp trục trặc. Hệ thống phanh của xe ô tô bạn gặp trục trặc có thể do má phanh mòn, dầu phanh thiếu hoặc đường dẫn rò rỉ và cảm biến không đọc được.
Nếu đèn cảnh báo hệ thống phanh sáng, người lái nên thử đạp phanh ở mức độ vừa phải nhằm kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống này có tốt hơn không. Nếu phanh hoạt động bình thường thì bạn nên đưa xe của mình tới xưởng để kiểm tra và bảo dưỡng, còn nếu hệ thống phanh hoạt động không tốt thì ngay lập tức dừng xe vào lề và gọi cứu hộ không nên cho xe chạy tiếp.
Áp suất dầu ở mức thấp
Nếu lái xe cố tình di chuyển xe trong tình trạng áp suất dầu bôi trơn trong động cơ của xe thấp sẽ làm hỏng động cơ nặng bởi trên bề mặt kim loại có chuyển động tương đối bị cào xước. Còn nếu áp suất thấp thì tức hệ thống động cơ đang thiếu dầu hoặc dầu quá loãng, các ổ trục quá mòn không duy trì được áp suất hệ thống.
Trên đây là thông tin mới nhất về một số đèn báo lỗi phổ biến trên xe ô tô và cách xử lý mà Tuvantoyota.com chia sẻ tới bạn. Mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ đến email [email protected] hoặc số điện thoại 0912.123.907 – 0918.56.7979 để được tư vấn trực tiếp. Tuvantoyota.com chúc bạn sớm tìm được chiếc xe ưng ý nhất!