Hiện nay, hệ thống phanh tang trống đã được thay thế bằng hệ thống phanh đĩa. Thế nhưng rất nhiều người cứ lầm tưởng hai bộ phận này chính là một. Hai hệ thống phanh tang trống và hệ thống phanh đĩa khác nhau như thế nào? Hôm nay hãy cùng với tuvantoyota.com tìm hiểu chi tiết về hai hệ thống này ngay dưới đây nhé!
Bạn biết gì về hệ thống phanh tang trống và hệ thống phanh đĩa
Lưu ý khi kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh xe ô tô
Làm thế nào để kiểm tra hệ thống phanh của chiếc xế hộp an toàn?
Hệ thống phanh đĩa
Hệ thống phanh đĩa gồm 3 bộ phần chính gồm cùm kẹp phanh, má phanh và đĩa phanh. Bộ phận cùm kẹp phanh giúp giữ các má phanh và ép chúng tỳ lên mặt đĩa phanh nhằm tạo lực phanh. Qua đó tiện lợi hơn phanh tang trống bởi kích thước má phanh nhỏ hơn nhiều. Toàn bộ diện tích tiếp xúc của má phanh đĩa đều tiếp xúc với đĩa phanh gồm trên phanh tang trống, diện tích tiếp xúc bề mặt guốc phanh bị hạn chế do có sự khác nhau ở bán kính cong của tang trống và guốc phanh.
Hệ thống đĩa phanh quay tròn liên tục và liên tục được làm mát. Đối với phần diện tích tiếp xúc với má phanh được hoàn thành hết một vòng quay mới tiếp tục cho ma sát với hệ thống má phanh. Bộ phận cùm kẹp phanh dạng trôi được thiết kế có 1 piston ở bên 1 phía, đối với phía còn lại là mặt tựa. Nếu có lực tác động, piston ép má phanh tỳ lên mặt đĩa ở phía bên này và phản lực từ đĩa sẽ được đẩy cả cùm phanh di chuyển kéo theo má phanh bên mặt tựa ép vào mặt đĩa còn lại.
Cùm phanh cố định không di chuyển được vì cả hai bên bề mặt đều có piston thủy lực được bố trí đối xứng. Khi có tác động các piston ở hai bên ép hai má phanh tỳ vào đĩa phanh, quá trình này không đòi hỏi sự di chuyển của cả cùm phanh. Chính bởi vậy, giá thành sản xuất rất cao và kết cấu phức tạp hơn đối với dạng cùm trôi.
Đối với một số dòng xe thể thao có hiệu năng cao thì các cùm phanh được bố trí nhiều piston kẹp ở mỗi bên, với 4 – 6 hoặc 8 piston trên cùng một cùm phanh. Bởi vậy, việc bố trid nhiều piston ép trên 1 cùm phanh sẽ giúp tăng lực ép từ má phanh lên đĩa phanh nhằm tạo ra tổng lực phanh lớn hơn. Việc tăng lực ép từ má phanh lên đĩa phanh làm tăng nhanh quá trình mài mòn và dẫn đến làm giảm tuổi thọ của hệ thống phanh đĩa.
Các đĩa phanh thường được làm bằng thép cacbon cho khả năng chịu nhiệt và mài mòn tốt trong quá trình phanh và có thể nóng đỏ lên khi có đủ năng lượng phanh. Khi nhiệt độ quá cao thì chất liệu ma sát trên má phanh có thể bị thăng hoa tạo ra một lớp màng đệm giữa má phanh và đĩa phanh như một dạng bôi trơn. Làm giảm hiệu năng phanh của hệ thống. Do đó hệ thống đĩa phanh làm từ hợp chất cacbon đã ra đời để khắc phục điều này.
Hệ thống phanh tang trống
Hệ thống phanh tang trống có 2 bộ phận cơ bản gồm má phanh và trống phanh. Bộ phận trống phanh có dạng hộp rỗng được gắn liền với trục dẫn động với bề mặt tiếp xúc ở bên trong được làm nhám nhằm tăng hiệu quả của phanh. Đối việc guốc phanh thì bộ phận nà được làm bằng thép và bề mặt tiếp xúc với trống phanh được phủ một lớp hợp chất chịu ma sát tốt.
Hệ thống này rất phức tạp, độ bền kém, nhiều chi tiết cồng kềnh và quá trình bảo dưỡng phức tạp. Vật liệu dùng làm bề mặt ma sát được chế tạo bằng hợp chất asbestos có hại đến sức khỏe của con người. Một guốc phanh có một đầu cố định và một đầu tựa vào piston thủy lực. Khi bộ phận tang trống quay, lực ép từ piston thủy lực làm cho má phanh trước ép vào tang trống. Chiều từ đầu cố định đến đầu di chuyển của má phanh trước trùng với chiều chuyển động của tang trống làm cho lực ép bị giảm.
Trên đây là những chia sẻ thú vị vềhệ thống phanh tang trống và hệ thống phanh đĩa mà Tuvantoyota.com chia sẻ đến bạn. Hi vọng sau bài viết này, bạn sẽ có được nhiều thông tin hữu ích về dòng xe thời thượng này. Mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ đến email [email protected] hoặc số điện thoại 0912.123.907 – 0918.56.7979 để được tư vấn trực tiếp. Tuvantoyota.com chúc bạn thượng lộ bình an!