Mắm còng lột, mắm tôm chà, cháo cá lóc rau đắng, vú sữa, sam biển…là những món ngon đặc trưng của người miền Tây có mặt ở vùng quê Tiền Giang. Hãy chúng tôi điểm qua những món ăn này ngay nhé!
Những món ăn đậm chất miền Tây ở Tiền Giang
Săn lùng những địa điểm chụp ảnh cưới đẹp ở Phú Yên
4 Địa điểm chụp ảnh cưới đẹp lung linh ở Thành phố Hồ Chí Minh
-
Hủ tiểu Mỹ Tho
Cái dai mềm của sợi bánh, vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt hòa quyện vào vị chua chua vừa phải của nước chấm, không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn mà còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức. Hủ tiếu Mỹ Tho có lẽ là món ăn đặc sản số một ở Tiền Giang. Nếu thuê xe đến đây du lịch nhớ thưởng thức món ăn này nhé!
Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi. Các loại rau như hẹ, xà lách, giá được bày lên trên, tùy theo yêu cầu của người ăn mà chủ quán có thể cho thêm xương, lòng hoặc hải sản, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.
-
Cháo cá lóc
Chính xác góp mặt trong danh mục đặc sản miền Tây Nam bộ từ bao giờ không ai rõ, song theo một số đầu bếp cao niên ở miệt Mỹ Tho, Cai Lậy (Tiền Giang), món ăn này có lẽ đã xuất hiện trong bữa ăn gia đình và hàng quán từ cả trăm năm trước.
Không quá cầu kỳ trong chế biến nhưng muốn có tô cháo ngon khiến người ăn phải xuýt xoa thì không hề đơn giản. Gạo nấu cháo phải là loại dẻo vừa, vị ngọt và có hương thật thơm. Gạo nấu cháo không vo và nấu ngay như cháo trắng mà phải được rang trên chảo đến khi hạt gạo vàng đều và bốc mùi thơm.
Cá lóc chọn để nấu thường là con to để ít xương, tuy vậy thay vì mua loại cá lóc nuôi con to cho nhiều thịt, các đầu bếp kỹ tính ở Mỹ Tho thường chọn được cá lóc đồng. Loại cá này tuy nhỏ hơn nhưng thịt chắc và thơm. Nước nấu cháo tuyệt đối không được dùng loại nước máy có lẫn mùi clo.
Để tô cháo thêm phần hấp dẫn, sau khi nêm nếm đủ gia vị, người nấu thường lấy hành tím cho vào, ngoài ra hành lá và ngò rí xắt nhuyễn cũng là hai thứ không thể thiếu. Cuối cùng là đĩa rau đắng đất, thứ rau đặc sản miền Nam đắng tê đầu lưỡi nhưng hậu ngọt vô cùng. Không phải loại rau đắng trồng công nghiệp có thân to lá to như cọng rau sam, rau đắng đất Mỹ Tho mọc theo các mô đất ở sau nhà có lá nhỏ thân nhỏ, vị đắng hơn loại rau đắng thường.
-
Bún gỏi già Mỹ Tho
Món bún này cũng tương tự món bún mắm vì có chung nguyên liệu là mắm cá. Bún gỏi già ngon phải nấu chung với me để cho ra nước lèo chua chua ngọt ngọt đặc trưng, ăn chung với tép bạc, tép lột hay tôm sú lột là ngon nhất.
Nước bún gỏi già chua ngọt thường được ăn kèm với rau muống, rau chuối bào và rau hẹ, thêm vào nước chấm phải là nước cốt mắm cá linh nguyên chất, để tạo ra hương vị thơm ngon đậm mà không cần phải nêm nếm gì thêm. Hãy nhớ lái xe đi tìm món ăn này để thưởng thức khi đến đây nhé!
-
Món còng lột
Thường thì vào khoảng tháng 5, con còng bắt đầu lột và khoảng cuối tháng tám là không còn mắm còng nữa. Khi còng lột, người dân lại rủ nhau lái xe đi bắt còng lột về ăn.
Còng lột đem về ướp gia vị cho thấm, tẩm bột chiên vàng, hoặc rang me, ăn với bún hay cuốn rau chấm nước mắm chua ngọt, giống ăn bánh xèo, bánh khọt. Nếu ăn không hết thì đem còng làm mắm để ăn dần.
Mắm còng lột có thể dùng ngay với rau sống, dưa leo, thịt ba chỉ luộc, xoài hoặc khóm. Mắm còng cũng có thể ăn với bún và dùng để cuốn bánh tráng. Mắm vừa có vị đậm đà, chua, cay, mặn, ngọt, lại có hương thơm độc đáo. Những ngày mát trời, có đĩa mắm còng lai lai thật thú vị.
Chúc các bạn ngon miệng!